[Con Gái Gian Thần] – Chương 215

[Con Gái Gian Thần] – Chương 215

– CON GÁI GIAN THẦN –

Tác giả: Ngã Tưởng Cật Nhục (Tớ muốn ăn thịt)

215. CHƯƠNG MỚI ĐÊM GIAO THỪA (*)

[Nguyên]

LÀM GÌ CŨNG LÀM CHO SỚM.

(*) Thật ra tên chương không có ý nghĩa gì, chỉ vì đây là chương truyện tác giả post đúng đêm 30 tết 2013 thôi.

“Hôm nay Phùng huynh hớn hở thế, vừa đạt được gì à?” Người vừa hỏi là một gã đàn ông đã ngoài ba mươi ăn mặc kiểu thư sinh, để hàm râu mỏng, mặt trắng nõn, mắt dài hẹp, lông mày chữ bát, miệng cười tủm tỉm, cho dù có cười thật lòng thì cũng như đang có ý đồ. Thế nhưng nụ cười hiện tại của gã lại hơi đúng tiêu chuẩn – thường gọi là ‘cười đểu’ – trông chẳng có vẻ gì là người tốt.

Người đàn ông được gọi là ‘Phùng huynh’ cũng ngang tuổi với gã vừa hỏi, ấy nhưng trông ‘ngon trai’ hơn nhiều, giọng nói cũng hiền lành: “Vương huynh nói đùa rồi.”

Gã họ Vương càng cười một cách không tốt lành gì: “Cả đám bọn ta, chỉ mỗi Phùng huynh được Trưởng công chúa thưởng thức, lại còn lệnh làm một vài băn. Thế mà không đáng chúc mừng sao?”

Cằm của Phùng Luân hơi hếch lên, trong nụ cười có vẻ kiêu ngạo: “Nam nhi trên đời, phải có cái sự nghiệp, lưu một đời sử xanh, ấy mới đáng chúc mừng.”

Vương Lê chửi thầm một tiếng: Thằng trai bao già mồm! Miệng thì lúng ta lúng túng nói: “Vậy thì xin chúc mừng Phùng huynh trước.”

Phùng Luân khẽ gật đầu, nghênh ngang rời đi, Vương Lê tức giận đến mức nhổ nước bọt tại chỗ: “Cái bộ đĩ đực, thế mà còn khoe khoang!” Vung tay áo, gã lại chui vào trong phòng trọ, vắt óc suy nghĩ để làm thơ. Thư pháp của gã không hề xuất chúng, giờ có luyện cũng chẳng kịp, chi bằng dùng mạnh bỏ yếu, làm một hai bài văn hay viết luận chính trị lúc cần để tỏa sáng.

Vương Lê và Phùng Luân đều nhập kinh vào mùa xuân để tìm chức quan.

Mùa xuân năm Hưng Bình (*) thứ năm, kinh thành tưng bừng náo nhiệt, từ khi Kim thượng đăng cơ đến nay đã được năm năm rồi. Nói cũng lạ, từ khi Tiêu Phục Lễ bắt đầu đăng cơ thì thiên hạ lập tức chấm dứt thời kỳ không thiên tai cũng loạn lạc, mưa thuận gió hòa cả nước ổn định, thậm chí bớt mấy trận cãi lộn cũng ít hẳn. Theo phân tích của người đời sau, ấy vì ‘Việc đăng cơ của Tiêu Phục Lễ là kết quả của một đợt chính biến cung đình không thành công, giai cấp thống trị muốn xoa dịu mâu thuẫn trong nước nên thi hành một loạt biện pháp để khôi phục nguyên khí, giúp kinh tế nhanh chóng được phục hồi. Miễn là kẻ thống trị không áp bức quá đáng thì người dân sẽ có khả năng tự phục hồi rất mạnh.’

(*) Niên hiệu của thời Tiêu Phục Lễ. Thời của Tiêu Lệnh Tiên là Ứng Thiên.

Thiện tai cũng do miệng mà ra, tố chất ưu tú nhất của một chính trị gia ưu tú là biết dẫn dắt khéo léo, phát huy đầy đủ các sở trường của mọi người. Dù là bạn có thích Trịnh Tĩnh Nghiệp hay không thì cũng phải thừa nhận ông là một người có năng lực này. Tuy rằng ông không hẳn là một người chí công vô tư, ba cái chuyện vì dân vì nước đều tiện thể làm mà thôi, thế nhưng khi ông thành chủ chính (*) vào năm Hưng Bình đầu tiên, chính sách đó thật sự phù hợp với nhu cầu thực tế của bấy giờ, đẩy mạnh phát triển sản xuất.

(*) Chủ trong chủ quản, quản lý; Chính trong chính trị.

Thấy thu nhập từ thuế của đất nước năm này cao hơn năm trước, quần chúng nhân dân lại không cảm thấy bị tăng gánh nặng, cũng hiếm thấy thế gia nào bị chọc giận trên diện rộng – sau một cuộc tẩy trừ chính trị lớn, chính phủ đã kiếm thêm một mớ không nhỏ. Song song với đó, vì cuộc tẩy trừ chính trị, tỉ số các dế nhũi trong số các trưởng quan địa phương cấp quận huyện đã tăng, đồng thời tăng sức sống của chính phủ.

Nhà nước có đầy đủ sức mạnh để cầm cự trong chiến tranh để bảo vệ quốc gia, hơn nữa còn hạ mức ảnh hưởng trong sinh hoạt bình thường của nhân dân đến mức thấp nhất. Chính phủ đang ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh – không cần dài dòng chuyện này thêm nữa, tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều đã tự hiểu cả rồi. Mọi phố lớn ngõ nhỏ trong kinh đều chẳng kinh hoảng gì, chẳng những không kinh hoảng mà có không ít kẻ có chí đổ về kinh thành, rắp tâm thông qua vài hoạt động để có thể nắm chặt thời cơ. Lại vì cuộc triệu tập dự thi cần và bổ sung nhân lực, các quán trọ nhà khách, thậm chí mấy nơi như giáo phường cũng cực kì náo nhiệt. Số danh thiếp mà những nhà quyền quý nhận được mỗi ngày đủ để làm củi đốt lận đấy.

Những vị trí trống sau cuộc biến loạn vào cuối Ứng Thiên, đầu Hưng Bình không phải là người bình thường có thể nhăm nhe tới. Chuyện xảy ra bất ngờ, khắp nơi đang cạnh tranh, ai mà không có chỗ dựa thì khó ngóc đầu lên được. Nhưng bây giờ thì khác rồi, nhất là Tư Châu. Sau khi trải qua cuộc tẩy trừ của Song Ưng vương, những chức vị cần đi ‘công tác xa’ trống khá nhiều. Sau khi Trì Tu Chi nhậm chức, đến bây giờ vẫn chưa bổ sung đủ quan viên cho các nơi. Vì đang trong chiến tranh, ở mức độ nhất định, biên cảnh Bắc bộ đã áp dụng một chế độ quân nhân một cách nghiêm khắc, yêu cầu cực kì cao, rất nhiều quan viên đã bị kết tội rồi bãi chức. Lại có người vì điều kiện quá gian khổ hoặc những vị quan N đời bị dọa bởi sự kiện gặp trúng Song Ưng vương lần trước đến mức bỏ chức mà chạy. Những vị trí trống như thế hiện có khá nhiều.

Thế là số lượng người muốn ra Bắc để gầy dựng sự nghiệp không chỉ ‘nhiều’ bình thường thôi đâu, đây rõ ràng là cơ hội để vươn lên quy mô lớn tốt nhất trong những năm gần đây của đông đảo các dế nhũi. Tìm kiếm phú quý trong hiểm nguy. Nếu bạn không có: Một, một dòng họ tốt; Hai, một ông ba tốt thì con đường làm quan cực kì nhỏ hẹp. Đôi khi không thể không liều lĩnh nhắm mắt đưa chân vào con đường đầy chông gai bão kiếm.

Vương Lê và Phùng Luân chính là hai trong số những gã liều lĩnh như thế. Cả hai cũng gửi tên khắp nơi để xin được gặp. Phùng Luân trông tuấn tú bảnh trai, được gặp mặt Đại Trưởng công chúa An Khang trực tiếp. Nhờ diện mạo của mình mà được Đại Trưởng công chúa An Khang ghi nhớ, phá lệ hỏi hai câu. Lúc đó tâm trạng của Thập Cửu nương đang vui, đứa em gái đáng ghét Nhị Thập nương (*) đã chết trong chốn giam cầm, coi như đã chấm dứt một đoạn nghiệt duyên của hai người chị em ruột. Gặp một người đàn ông mặt mũi không tệ đang nhìn mình tha thiết, Thập Cửu nương nói đôi câu với người ta, nghe giọng thì thấy đủ chuẩn làm quan kinh thành, dáng vẻ cũng ổn, Phùng Luân lại trình bày là tới xin gặp, vậy nên bèn hỏi tên hỏi, xem văn vẻ thế nào, bảo viết thêm bài khác cho cô xem.

(*) Nhị Thập nương – Tiêu Lệnh Viện, năm xưa bị Lão Hoàng đế nhốt vào cung cấm ra ngoài vì tội mon men ‘chồng người’ – chương 141

Đương nhiên Phùng Luân bị Vương Lê ghen tị lắm. Vương Lê khá hâm mộ ghen ghét đố kị với Phùng Luân, không chỉ vì Phùng Luân đã lọt vào mắt của quý nhân trước gã mà cũng vì trông Phùng Luân đẹp trai ngon ghẻ hơn, viết chữ đẹp hơn, nói năng cử chỉ cũng hợp lòng người hơn. Là một người đàn ông, một người đàn ông sống trong thời đại mê cái đẹp thế này, ghen tị là chuyện cực kì cần thiết. Mặt mũi là vấn đề phần cứng, hiện nay chưa có mục phẫu thuật thẩm mỹ nên Vương Lê cũng chỉ biết ghen tị đến chua loét mà thôi.

Phùng Luân được để ý cũng chẳng có cảm giác khuất nhục gì, thật ra còn vui vẻ quay về chuẩn bị viết thêm một bài nữa.

Tính ra cuộc sống của Đại Trưởng công chúa An Khang và chồng cũng bình thường, đương nhiên nam không dám cưới vợ bé nuôi bồ nhí, nữ cũng chẳng bao trai hay ngoại tình. Ấy nhưng là một công chúa, là một người phụ nữ thì khó tránh khỏi chuyện có cảm tình với trai đẹp. Đại Trưởng công chúa An Khang cũng là người mê cái đẹp mà. Không gặp thì thôi, nay gặp một người muốn cầu cạnh mình, lại còn là người đàn ông xuất chúng trưởng thành, ‘mình thích giúp thì mình giúp thôi’. Nghe giọng nói đầy cuốn hút của Phùng Luân, được hắn đối xử với thái độ lễ độ và ôn nhu thế kia, cũng là một loại hưởng thụ.

Về phần khả năng cả Phùng Luân, Đại Trưởng công chúa An Khang cũng hiểu chuyện này không khó khăn gì, thậm chí cũng chẳng cần báo với người trong triều nào, cứ nói thẳng cho người bạn tốt Hàn Quốc phu nhân của cô là được. Miễn là không quá đáng, Hàn Quốc phu nhân có thể gói Phùng Luân bỏ bao gửi cho Trì Tu Chi. Còn chỗ nào dễ tiến cử hơn gửi thẳng tới Thứ sử Tư Châu chứ?

***

Trịnh Diễm được bạn tốt thương nhớ đang nghe A Tiếu báo cáo: “Mấy căn nhà của Nương tử đã được cho thuê cả rồi, đều là thuê ngắn hạn, nhiều nhất là ba tháng, đã nộp đủ tiền cả.”

“Năm nay nhiều người tới, vì muốn được ra làm quan, muốn đánh trận, xem tình hình ngon lành, không tranh thủ bây giờ chen vào để kiếm ăn thì còn chờ lúc nào? Ta đâu thể nào đọc từng cái danh thiếp nhận được mấy ngày qua nổi.” Trịnh Diễm đau đầu nói. Hiếm sao lần trước mấy người có gốc gác bị thương vong hù dọa, không tích cực mưu cầu chức vị nữa, vậy nên những kẻ không có ô dù ùa lên như ong mật.

A Tiếu rầu rĩ nói: “Lại có chiến tranh à? Lang quân đang ở Tư Châu, chuyện này phải làm sao cho phải đây?”

“Cái gì mà làm sao cho phải chứ?” Trịnh Diễm cười, “Thứ sử Tư Châu đâu cần đích thân thủ quan ải.” Tư Châu bắc giới nằm ở biên giới thật đấy, thế nhưng chỗ Trì Tu Chi ở không tựa Nam cũng chẳng gần Bắc, đã thế thành vững hồ rộng, cho dù Song Ưng vương từng quét ngang Tư Châu, Thứ sử Tư Châu lại không bị chém, thật ra lại bị vấn tội tước chức lưu vong ba nghìn dặm rồi chết trên đường đi lưu đày thôi.

A Tiếu thở phào một hơi: “Vậy là tốt rồi,” lại hỏi, “Thế sao mấy hôm trước Nương tử cứ rầu rĩ suốt vậy,  chẳng lẽ vì lo không xem hết các danh thiếp sao?”

“Cũng không phải thế…” Trịnh Diễm ấp a ấp úng, “Ta chỉ sợ thế sự có gì thay đổi…”

A Tiếu nghe nàng nói vậy, lập tức thức thời không nói nhiều nữa – trong mười thì hết tám, chín có liên quan triều chính rồi, đó thật sự không phải là chuyện mà chị có thể tham dự.

Đúng là Trịnh Diễm đang rầu rĩ về kết cấu trong triều. Việc Trịnh Tĩnh Nghiệp về hưu đã là ván đóng thành thuyền: Điều con cả về kinh, đưa con thứ và con rể ra ngoài, sau đó đưa nòng cốt trung tâm của đảng – kiêm thông gia nhà mình là Lý Ấu Gia làm tướng, đồng thời duy trì quan hệ không thân mật cũng không đối địch với thế gia. Vốn dĩ đã làm xong xuôi mọi chuyện hết rồi, thế nhưng vì trận chiến này mà xảy ra những biến số không nhỏ.

Trên con đường ra Bắc, có không ít ‘Chiến sĩ có chí’ hoặc những học trò liều mạng đều đang cố gắng để nhập ngũ, mong cho vợ con được hưởng đặc quyền.

Thực tế, cho dù ở thời kì đó, thế gia cũng chẳng thể nắm giữ tất cả chức quan trong triều, đến bây giờ, mấy chức ‘Lỗ mãng’, ‘Không đủ cao quý’ đều bị bỏ qua. Trong số những chức quan đó bao gồm cơ số chức trong quân đội. Tục ngữ nói đúng lắm, ‘Sắt tốt không làm đinh, trai khôn không đi lính’. Bọn họ không thích làm mấy chức quan quân cấp thấp, trừ khi là những nơi đặc thù như trong Ngự lâm.

Đây là một con đường làm giàu của các dế nhũi – chật vật bò lên cao từ cấp thấp nhất trong quan quân, cũng là một cơ hội. Vị lãnh tụ vĩ đại Mao chủ tịch từng nói ‘Chính quyền đi ra từ họng súng, mỗi khi một cuộc chiến tranh quy mô lớn chấm dứt là có một tập đoàn lớn hoặc nhỏ vùng lên và phát triển’. Hiện nay là một cơ hội như thế.

Dù là phân tích của Trịnh Tĩnh Nghiệp hay lịch sử từ kiếp trước của Trịnh Diễm hay những điều mà Cố Ích Thuần đã nói từ sách sử của thời không này, chiến tranh của dân tộc du mục và dân tộc nông canh sẽ không thể dễ dàng chấm dứt như thế. Cuộc chiến này sẽ còn tiếp diễn trong ít nhất mười năm nữa, thậm chí có thể lâu hơn. Sự hình thành và phát triển của tập đoàn quân công như vậy sẽ là một biến số lớn cho kết cấu triều đình sau này.

Phải điều chỉnh sách lược! Ngoại trừ những người trong nội bộ tập đoàn phe mình tham gia tiền tuyến để tranh miếng bánh, làm thế nào để ở chung với tập đoàn mới trỗi dậy cũng là một vấn đề lớn. Tranh chấp là không sáng suốt, muốn lấy lòng cũng phải có kiến thức.

“Chuẩn bị xe đi, đến Tướng phủ.” Trịnh Diễm phân tích tình hình xong, quyết định nhanh chóng ra tay, triều đình đã xác định thời gian cho Tiêu Chính Kiền rồi – sau vụ xuân không lâu – thời gian cho nàng ứng biến không còn nhiều nữa.

A Tiếu ngạc nhiên hỏi: “Chẳng lẽ Nương tử quên à? Hôm nay là sinh nhật của Tề quốc công phu nhân, mọi người đều phải đến quý phủ Tề quốc công uống rượu cả rồi. Trước đây nói chuyện xong xuôi với Phu nhân rồi, chia nhau đi, bên Tướng phủ nhiều người, e là bây giờ đã đi hết rồi đấy. Người cũng nên bắt đầu đi đi.”

Trịnh Diễm xoa trán: “Ta lại quên béng chuyện này rồi chứ!” Nàng lại nhớ, sáng nay cha nàng còn đi làm nữa chứ!

Đến phủ Tề quốc công, Trịnh Diễm được tiếp đãi một cách rất nhiệt tình. Đại Trưởng công chúa An khang đích thân ra đón, dắt tay Trịnh Diễm đưa vào phủ. Cậu con trai duy nhất của cô ta đang học trong Sùng đạo đường, hôm nay là sinh nhật bà nội, xin nghỉ phép để về nhà chúc thọ. Đại Trưởng công chúa An Khang (*) gọi con tới chào cô giáo. Trịnh Diễm cười xoa đầu Tề Hiên: “Hôm nay ăn mặc thế này trông có tinh thần lắm.”

(*) Đại Trưởng công chúa An Khang cưới Tề Tương.

Khuôn mặt Thập Cửu nương tỏ ra cực kì đắc ý: “Cũng vì đã học hết mọi đạo lý trong học đường mà.”

Phụ huynh và giáo viên tâng bốc nhau một hồi, Thập Cửu nương sai Tề Hiên: “Con theo cha ra tiếp khách đi.” Trịnh Diễm thầm gật đầu, không tệ không tệ, thằng bé đã đi học thì cần được tiếp xúc với nhiều người đàn ông trưởng thành hơn một chút. Tề Hiên vái chào: “Thưa mẹ, thưa cô giáo, con đi ạ.”

Hai người mỉm cười gật đầu, Thấp Cửu nương vừa đưa Trịnh Diễm tới chỗ Đỗ thị vừa nói: “Hình Quốc phu nhân đã đến rồi,” Còn nói, “Cô không đưa Trường Sinh và Xuân Hoa đến à.”

Trịnh Diễm nói nhỏ: “Cô tổ chức sinh nhật thì ta mới đưa tụi nó đến.” Nói xong khiến Thập Cửu nương bật cười, trên đường gặp một người phụ nữ trẻ đến chào. Trịnh Diễm nhận ra đây là người quen, Thượng thị, cháu ngoại của Tề quốc công, thường gặp trong những buổi tiệc trà xã giao của Đại Trưởng công chúa Khánh Lâm ngày xưa. Bây giờ thị được gả vào làm vợ ở Cao đường Hầu gia, dừng lại nói chuyện đôi câu.

Thượng thị thấy cây trâm cài hình phượng hoàng trên đầu Trịnh Diễm rất đẹp, liền hỏi: “Cái này trông đẹp quá, A Trịnh có được từ đâu thế?”

Trịnh Diễm đáp: “Tại cửa hàng của Khám gia ở chợ phía đông đó.”

Thập Cửu nương nói: “Nhà bọn họ đi xin vào làm môn hạ của cô đúng là sáng suốt quá.”

Thượng thị nói: “Người làm ăn ấy mà — Thế gần đây có gì chơi vui không?” Nói đến chơi bời, mặt mày thị trông có sức sống hẳn, đến cả nốt ruồi nhỏ ở dưới đuôi lông mày cũng nhướn cao.

Thập Cửu nương khẽ huých vai Thượng thị: “Hôm nay náo nhiệt thế này, cô còn muốn chơi gì nữa?”

Thượng thị làm mặt quỷ: “Cái này mà không biết à? Xem đá vịt cũng vui lắm.”

Trịnh Diễm nói: “Có phải trò này được truyền từ phía nam không?” Suy nghĩ một chút, “Vịt thì phải có lông vũ thật đẹp mới được chứ, đừng có như mấy con gà chọi, khó coi chết được.”

“Còn không thì coi gà chọi cũng được mà.” Thượng thị thích thú tám chuyện.

Địa bàn của phủ Tề Quốc công vốn không nhỏ, thổ hào ấy mà, không hề có tí áp lực nào về chuyện vào kinh cướp nhà. Ba người trò chuyện mấy câu rồi mới tới chỗ Đỗ thị. Trước mặt họ đều là các quý phu nhân, xem ra cuộc sống mấy năm gần đây Tề quốc công phủ không tệ. Con trai của Tề quốc công, Tề Tương, đã cưới được một cô công chúa hiếm có, vừa không ngang ngược, sinh hoạt cá nhân lại không hỗn loạn. Ông ta sinh được ba trai một gái, gả con gái vào nhà Thủ tướng làm cháu dâu trưởng (*), cuộc sống khá mỹ mãn. Cuộc đảo chính ngày xưa cũng không liên lụy gì tới nhà bọn họ, ngày trôi qua khá là thú vị, người tới chúc thọ cũng đông.

(*) Tề thị cưới Trịnh Đức Hưng.

Trịnh Diễm ngồi tại chỗ chỉ nói vài chuyện thú vị với mọi người, đến khi hỏi Đỗ thị, biết hôm nay Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng đến, nhưng mọi người sẽ về nhà trước giờ cấm đi lại ban đêm. Trịnh Diễm tính toán một chút, hôm nay nàng cũng phải về trông nom nhà cửa, tranh thủ vẫy tay, để thị tỳ của Thập Cửu nương đưa A Thôi đi tìm Trịnh Tĩnh Nghiệp, hẹn cùng về, trên đường về nhà sẽ nói chuyện với Trịnh Tĩnh Nghiệp.

***

Vì tuổi tác, sau khi uống rượu Trịnh Tĩnh Nghiệp sẽ không cưỡi ngựa, hôm nay ông ngồi xe, Trịnh Diễm cũng tiện thể đi vào xe ông ngồi. Nhờ ánh nến, nhìn sắc mặt của Trịnh Tĩnh Nghiệp không giống đã uống nhiều rượu. Nàng vắt khăn ướt, tự lau mặt cho Trịnh Tĩnh Nghiệp. Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “Cứ từ từ, cha không uống nhiều rượu lắm – có chuyện gì mà con lại gấp gáp như vậy?” Dựa vào thành xe để nghỉ ngơi.

“Xem chừng chiến sự ở phương Bắc sẽ không thể kết thúc sớm được. Cho dù năm nay Tiêu Chính Kiền có thắng lớn thì cũng không thể có chuyện Địch nhân sẽ giải tán ngay trong một đêm.”

“Ừ.” Trịnh Tĩnh Nghiệp biết đây không phải là trọng điểm.

“Tụi con đoán, dù sao cũng có những trận kéo dài những hai mươi năm, đến bây giờ, quân công luôn được đánh giá cao nhất. Có không biết bao nhiêu người như thế, biết bao nhiêu người đã lập nghiệp từ đây, ai đã xuất hiện rồi. Từ trước đến nay, anh hùng không hỏi xuất thân, ai rồi cũng trưởng thànhn. Sau hai mươi năm, không có mấy công hầu thì cũng thêm vài tướng quân – Cha à, hành động càng sớm càng tốt.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp mở mắt: “Con nghĩ thế nào?”

“Bây giờ cha vẫn là Thủ tướng còn gì? Sau này không ai dám quên công đề xướng đâu. Về phần con, sẽ đi theo trợ giúp, cần gì chú ý cũng sẽ giúp một tay – Con cũng có chút tiền nữa. Ai đi tòng quân thì quá nửa sẽ phải ngang qua Tư Châu, chàng sẽ biết phải làm thế nào.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp cười nhạo: “Con chỉ có chút tiền thôi sao?” Vỗ đùi, “Thôi, cứ làm thế đi. Võ đã thế rồi, không cần coi trọng bên này coi nhẹ bên kia. Có thư sinh nào vào kinh tìm chức, nếu muốn đi ra Bắc, sau khi xác định xong rồi thì con cũng cho hai xâu làm lộ phí đi đường nhé.”

Trịnh Diễm cười nói: “Tuân mệnh.”

9 thoughts on “[Con Gái Gian Thần] – Chương 215

  1. Cha Trịnh mà nghỉ hưu thì cũng mệt đấy, may mà ông cũng sắp xếp đâu ra đấy rồi, mỗi tội giờ chiến tranh loạn lạc k biết thế nào mà lần nên là Trịnh Diễm tính bước tiếp theo là quá chuẩn rồi.
    Phùng Luân gì đấy khéo lại về dưới trướng của bạn Trì ấy nhỉ, có khi nào cũng là một nhân vật có số có má k nhỉ. Cả cái tên ghen ăn tức ở Vương Lê gì gì ấy nữa, khéo sau này lại làm cái gì bỉ ổi cũng nên

    Like

  2. Đọc truyện mấy bữa nay mà hem còm. Cảm ơn em đã quay lại. Lại được tiếp tục theo dõi cả nhà Trịnh Diễm làm “gian thần”. Nhưng mà hi vọng sau này có dịp sẽ đọc lại một lèo vì bây giờ nhân vật c hông nhớ ai với ai hết :(((.
    “khả năng cả Phùng Luân”-> của, “Thấp Cửu nương vừa đưa Trịnh Diễm”-> Thập

    Liked by 1 person

  3. quả nhiên lo xa. lo đến cả mấy chục năm sau ng ta ms làm chính trị. mình dân thường lo tháng sau năm sau đã là nhiều r.

    Like

Nói gì với mình đi (●´∀`●)