[Con Gái Gian Thần] – Chương 229

[Con Gái Gian Thần] – Chương 229

– CON GÁI GIAN THẦN –

Tác giả: Ngã Tưởng Cật Nhục (Tớ muốn ăn thịt)

229. ĐÀM THOẠI VÀ THI CỬ

[Nguyên]

THÀNH TÍCH CỦA CÁC HỌC SINH ĐỀU RẤT TỐT

“Chiến sự phức tạp, ta phải cẩn thận.” Tiêu Phục Lễ cảm thán một cách nghiêm túc.

Tiêu Chính Kiền nghe xong rất vui: “Thánh nhân có thể có suy nghĩ này đã là không dễ, cứ kiên trì bền bỉ, người sẽ không phạm sai lầm ở mặt này đâu.”

Tiêu Phục Lễ ngượng ngùng nói: “Ta chỉ cảm thán lung tung thôi, cũng bởi không hiểu biết. Người ta hay bảo Binh biến thất thường, vì sao còn nói Thắng thua định sẵn? Như thế có thể thấy thay đổi thật khôn lường, không phải tùy tiện muốn thắng là thắng.

Tiêu Chính Kiền lại tán thưởng nói: “Thánh nhân nói vậy cũng là nói gần hết rồi. Cái gọi là Thắng thua định sẵn là dựa vào sự chuẩn bị, vào lòng người, vào kế hoạch, thiên thời địa lợi nhân hòa. Còn bảo Binh biến thất thường, cũng vậy. Chẳng hạn như triều đình và Địch nhân, có khi thắng mà cũng khi bại, cho dù nhìn tình hình hai bên không chênh lệch nhau nhiều, ấy là vì sao? Có thể vì bên trong có cái gì đó khác biệt. Cùng là chuẩn bị, nhưng có tâm, khác với không hết lòng; Đều là tích trữ lương thực, nhưng nếu lương thực bị mốc, sao giống với bên luôn bảo quản tốt được? Đây chỉ là một ví dụ thôi.”

Tiêu Phục Lễ chăm chú lắng nghe: “Học trò xin được dạy bảo.”

Từ khi chiến lược ở miền Bắc được thả lỏng, Tiêu Chính Kiền trở thành Quận vương, vào kinh mở phủ. Hắn về kinh, cuối cùng cũng có thể thực hiện cái chức Thái bảo treo trên người lâu nay. Tiêu Chính Kiền cũng vào nhóm dạy học luân phiên, truyền thụ ít kiến thức quân sự cho Tiêu Phục Lễ. Hắn khá hài lòng với cậu học sinh Tiêu Phục Lễ này. Một đứa trẻ bình thường cỡ này, hễ nghe về quân sự, vài con cháu thế gia sẽ cảm thấy thô bỉ, chỉ hận không thể bịt tai; còn những đứa trẻ nhiệt huyết thì sẽ xăn tay áo, chỉ hận không thể đánh đấm một trận; Chỉ có một số ít chăm chú lắng nghe, nghĩ tới những vấn đề ở tầng sâu hơn, chẳng hạn như phỏng đoán so sánh chênh lệch lực lượng của địch và ta, v..v..

Tiêu Chính Kiền khen ngợi Tiêu Phục Lễ sau lưng một cách hào phóng, còn trước mặt thì hơi ôn hòa hơn một tẹo.

Tiêu Phục Lễ từ nhỏ đã không có cha dạy dỗ, có cảm giác thân thiết một cách tự nhiên với những triều thần thân cận lớn tuổi. Hết tiết học, cậu hàn huyên đôi câu chuyện nhà với Tiêu Chính Kiền, hỏi về Tiêu Chí, con trai của Tiêu Chính Kiền: “A Chí ở Ngự Lâm đã quen chưa? Thái bảo sống cuộc đời chinh chiến, thế A Chí có thích tập võ không?”

Nói đến cũng vừa khéo, lúc vừa sinh, cậu trưởng tử của Tiêu Chính Kiền khá gầy yếu, vì mục đích ‘Đặt tên xấu cho dễ nuôi’, tên mụ là Địch Nô (*) = =! Lúc Tiêu Chính Kiền quyết chiến với Song Ưng vương ngoài tiền tuyến, vì cái tên này mà chửi mắng đã miệng không ít. Năm nay Tiêu Chí mười sáu tuổi, nhờ quan hệ của cha mà mấy năm trước được bổ vào Ngự lâm, cứ chỉ được cái mác thế thôi, mới năm nay vừa được vào cương vị, đấy là điều mà Tiêu Phục Lễ muốn hỏi.

(*) Địch trong Địch nhân, Nô trong nô lệ.

Tiêu Chính Kiền thở dài nói: “Trong chuyện chiến sự, thằng bé chỉ bình thường thôi, hồi còn trẻ thần thích văn, nó cũng chỉ thích đọc sách, đa sầu đa cảm cả ngày, làm ta rất đau đầu.”

“Thiên hạ thái bình, thích đọc sách chưa chắc không tốt. Vả lại Thái bảo có tài năng thiên phú, A Chí được Thái bảo nhận xét là ‘bình thường’ thì đã giỏi hơn rất nhiều người rồi. Trên đời này, có mấy ai có khả năng về chiến tranh ngang ngửa với Thái bảo đâu chứ? Thầy cô thường nói, trên đời có tám chín chuyện không như ý, nếu được hai ba thì coi như Thái bảo đã thuận lợi lắm rồi.”

Tiêu Chính Kiền biết rõ rằng ‘thầy cô’ trong miệng của Tiêu Phục Lễ là chỉ Hàn Quốc phu nhân. Cách đối nhân xử thế của hắn cũng đàng hoàng, nghĩ đến chuyện tuy địa vị cha của Hàn Quốc phu nhân cao, chồng cũng là tuổi trẻ tài cao, thế nhưng là một người phụ nữ sống đơn chiếc ở kinh thành thế này thì cũng hơi vất vả, cảm thán thế cũng chẳng có gì giả dối, nói theo: “Nói vậy cũng phải.”

Tiêu Phục Lễ chống hai má: “Thái bảo nghĩ thoáng hơn là tốt rồi, dù là bậc đế vương, cũng đâu thể chuyện gì cũng được như ý nguyện.”

Tiêu Chính Kiền nghiêm mặt nói: “Đúng thế, đế vương cũng không thể muốn làm gì thì làm, khi đã có lòng này thì nước không còn là nước!”

Vẻ mặt của hắn rất nghiêm túc, Tiêu Phục Lễ không thể không ngồi ngay ngắn trở lại: “Vâng.”

Sau thầy trò đối đáp với nhau xong, Tiêu Phục Lễ đưa mắt nhìn các nội thị, Hoài Ân ở bên cạnh khẽ giật mắt. Tiêu Phục Lễ lại mời Tiêu Chính Kiền cùng ra ngoài tản bộ – cố gắng tìm kiếm nhiều sự ủng hộ hơn. Trong mắt Tiêu Phục Lễ, Tiêu Chính Kiền là người thuộc phái thực lực, hiện nay triều đình đang có tranh cãi, nếu vị tôn thất Quận vương anh dũng thiện chiến này có thể kiên định lập trường thì không thể nào tốt hơn.

Ra ngoài, Tiêu Phục Lễ khôi phục lại vẻ hoạt bát của lứa tuổi thiếu niên, đi đứng cũng sôi nổi hơn, lại còn đưa mắt nhìn trộm Tiêu Chính Kiền. Tiêu Chính Kiền không khỏi mỉm cười: “Thiếu niên thì nên hoạt bát một chút.” Tiêu Phục Lễ cười nói: “Đi ra ngoài dạo một chút thì ta cũng thấy vui vẻ hơn.”

Hoài Ân vô tình cố ý dẫn nội thị, cung nữ cách xa hai người này một chút, Tiêu Phục Lễ cười với Hoài Ân một cái thật tươi, nói phiền não nho nhỏ của mình với Tiêu Chính Kiền: “Quốc gia an ninh, ấy nhưng trên triều không yên ổn, kiềm nén đến mệt người, nhìn ngắm núi non sông hồ ta mới có thể sống vui được một chút.”

Tiêu Chính Kiền thầm ‘lật bàn’, Thánh nhân à, vẻ ngây thơ đáng yêu thật thà chất phác của cậu đâu rồi? Trên triều có chuyện gì mà không yên ổn? Chuyện không yên ổn nhất là vì phải tuyển vợ cho cậu chứ gì? Rõ ràng đã nhìn ra, thế nhưng vẫn làm bộ hỏi: “Thánh nhân buồn phiền chuyện gì vậy?”

Tiêu Phục Lễ ấp úng nói: “Ta không muốn các đại thần lo lắng, nhưng cũng chẳng muốn khiến Hoàng Thái hậu không bị mất vui quá mức, có biện pháp nào lưỡng toàn không?”

Tiêu Chính Kiền thầm than, cho dù người nói không phát hiện, thế nhưng nói trong nói ngoài đã nói được chính xác ý đồ của hắn! Cái từ ‘quá mức’ này dùng hay quá! Thế nhưng tiểu Hoàng đế hỏi thẳng như vậy rồi, hắn không thể giả vờ không hiểu. Tuy đầu óc Tiêu Chính Kiền có hạn nhưng cũng là kẻ nhạy bén, đầu óc linh hoạt, nghiêm túc nói: “Có thể để Từ thị làm phi, đưa người khác làm hiền Hậu.”

Tiêu Phục Lễ có được biện pháp, rất hài lòng, lại ngượng ngùng nói xin lỗi: “Ta đã khiến Thái bảo khó xử.” Đám người Sở Xuân cứ dốc sức nói bên tai cậu nào là Từ thị không thể làm hậu, chẳng nói gì hơn, điều này khiến trong lòng Tiêu Phục Lễ cũng cảm thấy không vui, thế nhưng từ chối sẽ khiến Từ Oánh không xuống đài, trực giác cảm nhận sau này sẽ có phiền toái. Trịnh Diễm đã đồng ý sẽ kéo dài thời gian cho cậu, còn bảo cậu biết quan trọng là phải cho Từ Oánh một câu trả lời hợp lý – thế nhưng không cho cậu biết phải nói thế nào để an ủi phía Từ thị. Một cậu bé còn chưa biết tới mùi vị của của yêu đương mà phải xử lý việc này, thật là khó xử!

“…” Sao cậu lại giảo hoạt như vậy chứ? Tiêu Chính Kiền mắng đám người Sở Xuân – Sao các người lại ngốc như vậy? Còn thầm oán cả Trịnh Diễm nữa – Rõ ràng cô cũng có tính toán rồi, sao lại không nói?

Trịnh Diễm chỉ cần đảm bảo Tiêu Phục Lễ đã chính miệng nói với mình rằng không lấy Từ Hoan làm Hậu là được, những chuyện còn lại – Ta cũng đâu phải mẹ của Hoàng đế, quản lý chuyện cậu ta cưới vợ mà còn phải quản cả việc nạp thiếp nữa, ta dựa vào lập trường nào để mở miệng nói chuyện đó chứ? Đến lúc đó lại kéo Xuân Hoa vào chuyện này, con gái ta còn lấy chồng được hay không?

***

Với Trịnh Diễm mà nói, hiện nay, việc ngôi vị Hoàng hậu rơi vào tay ai không quan trọng bằng kì thi huyện trong kinh sắp tới rồi. Trong ý thức của nàng, một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một ‘trường nổi tiếng’ là dựa vào tỷ số học sinh có công ăn việc làm. Cũng như để Sùng đạo đường xứng đáng với cái danh ‘trường học quý tộc’ thì tỷ số học sinh có công ăn việc làm là tỷ số học sinh có thể ra làm quan. Kì thi huyện chính là một trong những mắc xích quan trọng đó. Tuy bây giờ chưa tiến hành thi cử trên toàn lãnh thổ, các chức quan vẫn dựa vào những phương thức truyền thống như tiến cử, nhận ấm từ cha ông là chủ yếu. Ấy nhưng không nghi ngờ gì, cuộc thi là một hình thức bổ sung rất quan trọng. Nếu như bọn học sinh có vượt qua ba kì thi thì cho thấy chúng ta có thêm một cơ hội so với đám cùng trang lứa.

Trịnh Diễm rất coi trọng cuộc thi như vậy. Năm ngoái, Kinh triệu đã từng tổ chức thi một lần rồi, sau kì thi huyện năm nay, chưa tới mấy ngày là đến cuộc thi thăng cấp kế tiếp. Những học sinh học giỏi đã vượt qua liên tiếp thi huyện, thi quận thì sang năm sẽ thi châu. Vượt qua ba kì thi, có ấm phong thì sẽ được thi lại lần nữa, tuy các chức quan trong kì thi cũng có giới hạn thôi, ấy nhưng cũng tốt hơn những kẻ khác nhiều – dù là ấm quan cũng hạn chế vậy thôi. Trong một nhà, dựa vào cấp bậc khác nhau của các phụ huynh mà số lượng cũng khác, phẩm cấp của các ấm quan cũng khác, không phải vô hạn mà có danh sách cả. Có vài học sinh trong Sùng đạo đường là con cả, thế nhưng thứ bậc xếp sau, vì thế thay vì nhận một chức quan nhàn tản thì chẳng bằng tự đi thi, kiếm một chức quan rồi làm ra thành tích chính trị gì đó còn hơn.

Kinh triệu là một khu vực đặc biệt, cũng giống những thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, tính từ địa phương đi lên, lớn hơn quận, nhỏ hơn một châu rất nhiều, tập hợp nhiều quyền quý, ở đây luôn có những chính sách ưu đãi trong vài việc. Sở dĩ Trịnh Tĩnh Nghiệp đã làm trái thông thường, dám lấy đây là nơi thí điểm, ấy cũng vì trong chuyện thi cử ra làm quan, có ba chữ ‘ra làm quan’ chống lưng.

Trịnh Diễm cũng không lo về kết quả cuộc thi lần này lắm, thứ nhất vì có những con người nhìn xa trông rộng như Lý Tuấn và Cố Ích Thuần đỡ cho, hai người đó, một tùy ý một nhã nhặn ôn hòa, ấy nhưng đó đều là những biểu hiện bên ngoài, cả hai đều yêu cầu khá nghiêm khắc trong chuyện học hành. Còn nữa, cũng như mọi cuộc thi khác, hễ đã có mở đầu thì sẽ không quá khó khăn, đề thi càng đổi càng xảo quyệt. Các cuộc thi trôi qua mỗi năm, không chỉ học trò tiến hóa mà người ra đề cũng vậy.

Thật ra Sùng đạo đường lại có kinh nghiệm ra đề, cái đặc sắc của trường này là thi cử và kiểm tra đó, kiểm tra đến chán thì thôi! Tâm trạng của tụi học sinh khá ổn định, Trịnh Diễm cũng thường kiểm tra bài vở tụi nhỏ. Qua những gì nàng đã xem thì đa số các học sinh vẫn có hi vọng thông qua cuộc thi.

Cho dù thi cấp nào thì cũng cần những người có thân phận đứng ra bảo vệ. Tụi học sinh cũng không tốn chút công sức nào để có thư bảo đảm – nhà ai mà không có người có tư cách kí ba cái thư này chứ? Trịnh Diễm tiến hành quản lý các học sinh một cách thống nhất, phát thư bảo đảm, thu thư bảo đảm, đại diện kiểm tra, gửi tới Kinh triệu để thẩm tra đối chiếu các tình huống, xử lý mọi việc rất chu toàn. Lý Tuấn làu bàu: “Con gái con lứa mà không lo học cho giỏi, cứ đi theo Trịnh hồ ly học ba thứ ranh ma láu cá.”

Trịnh Diễm nghe thấy mà coi như heo đang hục hặc, xoay người giao hết mọi sự vụ trong trường cho Cố Ích Thuần – người đang khá rảnh rỗi gần đây. Nàng còn phải liên lạc với phụ huynh, sửa sang ký túc xá tổng bộ trong kinh lần nữa, để các học trò trở về có thể nghỉ ngơi – Sùng đạo đường đi thi tập thể, các phụ huynh cũng yên lòng.

Địa điểm thi Kinh triệu được bố trí trong kinh, như thế sẽ tiện cho các thí sinh không có điều kiện tới Hi Sơn tham gia dự thi. Ngô Hi là Kinh triệu, đích thân dẫn một đội quân về thành, để thể hiện sự coi trọng của mình, Tiêu Phục Lễ cũng phái Trung thư xá nhân của mình đi theo. Thành phần Trung thư xá nhân của Tiêu Phục Lễ khá đặc sắc: Con trai Trịnh Sâm – Trịnh Đức Trang, cậu em cùng tộc với Cố Sùng – Cố Ý, con út của Tưởng Tiến Hiền – Tưởng Đằng, và rễ cỏ với học vấn không tệ – Lôi Thành Kỷ, cháu của Ninh Viễn hầu – Chúc Triệu An. Lần này Lôi Thành Kỷ và Cố Ý được phái đi. Lôi Thành Kỷ đã ngoài ba mươi, có lẽ vì hồi nhỏ phải làm những việc lao động mà da có màu lúa mạch khỏe mạnh, khuôn mặt có vẻ rắn rỏi, vững vàng. Cố Ý đã hơn năm mươi, râu tóc hoa râm, tác phong vẫn nhanh nhẹn như hồi còn trẻ.

Hai ngày trước, tụi học sinh của Sùng đạo đường đã về kinh, dưới sự an bài của Trịnh Diễm, đầu tiên phải làm quen với hoàn cảnh, đi tham quan trường thi. Bản thân Trịnh Diễm cũng mang một đoàn về, gửi con cho nhà mẹ đẻ, để trường học cho đám người Cố Ích Thuần trông coi..

Tổng bộ Sùng đạo đường ở kinh thành cũng đã chuẩn bị ký túc xá xong xuôi, mỗi học trò có phòng riêng, vốn được chuẩn bị cho các học sinh ở nơi khác tới nội trú, bây giờ chưa có học sinh nội trú thì tạm dùng để mọi người nghỉ trưa. Trong hoàn cảnh quen thuộc, xung quanh là những thí sinh giống mình nên tâm lý cũng đỡ hồi hộp hơn – cứ như kiểm tra hằng tuần ấy nhỉ!

Vì thi vào mùa hè, phủ Kinh Triệu còn chuẩn bị thêm vào khối băng để đề phòng. Trịnh Diễm đích thân tới phủ Kinh triệu, ngồi trong phòng khách đã được chuẩn bị cho mình để đọc sách, uống trà, nghe các lại mục báo cáo tám chuyện.

Lại mục Giáp: “Có nhiều người báo danh trong kinh kỳ quá, tổng cộng trên dưới ba trăm, nhiều hơn năm ngoái. Suýt nữa là trong nha không đủ chỗ cho chừng đó người rồi.”

Lại mục Ất: “Có nhiều nhà quê đưa con đi thi lắm.”

Từ nhà quê này cũng không phải chỉ nông dân thật sự, nhà bình thường có tiền đưa con đến trường học chữ hai năm là được, nào có chuyện thi cử gì? Trịnh Tĩnh Nghiệp thời niên thiếu học trong trường tư thục cũng giỏi đó, nhưng bài vở bình thường đến mức Quý Phồn cũng không muốn nhận – không phải tố chất của ông không tốt mà vì đó toàn là những kiến thức ít ỏi, không có nhiều sách để ông đọc. Một gia đình có thể để con cái được đọc nhiều sách thì điều kiện phải không kém.

Đúng là ‘Thứ tộc địa chủ muốn nổi dậy’ thật rồi.

“Có đứa khất cái cũng muốn thi đó.” Lại mục Bính cảm thán.

‘Đứa khất cái’ ở đây không phải chỉ kẻ ăn xin đâu. Người ta là công dân lương thiện, đã được thông qua thẩm tra chính trị rồi. Chẳng qua do điều kiện gia đình bình thường, đứng trong đám  mặc đồ bông áo gấm thì trông có vẻ nghèo khó, thế nên bị đám mồm mép điêu ngoa này gọi là khất cái.

Trịnh Diễm đặt bát trà xuống: “Người đó ngược lại cũng có chí khí đấy, hỏi tên của hắn, nhớ kĩ. Mang hai bài văn của hắn tới cho ta xem.” Nếu có tiềm lực thì nàng không ngại giúp đâu.

***

Sau khi thi xong rồi, niêm phong bài thi, tụi học sinh xin Trịnh Diễm được ở lại chờ kết quả. Ba trăm bài thi, vì ‘sản xuất dây chuyền’ nên chấm bài cũng nhanh. Đề thi huyện không khó, hết năm ngày là có kết quả. Chấm bài thi đến hoa mắt, cuối cùng Ngô Hi bỏ niêm phong cuối cùng, sau khi sắp xếp thứ bậc xong xuôi lại có cảm giác vừa ‘Thoát khỏi biển lửa’ (*).

(*) Tên một bộ phim sản xuất năm 2013.

Cuối cùng đã có kết quả. Theo như dự đoán của Trịnh Diễm, nàng có hơn hai mươi học sinh tham gia thi, đậu hai mươi người. Trong hơn ba trăm thí sinh, vì đây là vòng sơ tuyển đầu tiên, tỷ lệ người đậu là ba mươi phần trăm, cái tên Sùng đạo đường lập tức được nổi tiếng.

Kiều Quân An có tên trên bảng, không phải thứ nhất, vị trí đầu bảng đã bị con út của Lý Thần Sách – Lý Niệm cướp mất. Tròng mắt Trịnh Diễm muốn lọt hết ra ngoài! Lau mồ hôi nói: “Nếu không dán các bài đã đậu lên tường thủy tinh đặt ở trước trường để người ngoài xem xét thì sẽ nói lung tung mất.” Không cần nói thêm, đây là chủ ý của nàng.

Ngô Hi không để ý nói: “Bọn học sinh này cũng giỏi mà, gia đình Lý Niệm có truyền thống học hành từ lâu, học sinh của Sùng đạo đường cũng được dạy dỗ từ nhỏ, đương nhiên sẽ học nhiều hơn những người khác.”

Hiệu trưởng một lòng lo nghĩ đến ‘Tệ nạn thi cử’ đã bị knock out! Dân tình thật thà chất phác quá!

Trịnh Diễm có vẻ khá quan tâm đến ‘đứa ăn mày’ kia, sau khi được lại mục chỉ dẫn, ấn tượng đã tự mình điều tra, không phải một mà là ba người lận. Đều là dân quê ở gần kinh thành. Nói là ‘quê’ chứ thật ra cũng thuộc cấp ‘phú nông’, một tên Tôn Thế Kỉ, một là Ngụy Nhân, một tên Chu Đồng. Thứ hạng của Tôn Thế Kỉ cũng cao, đứng thứ mười lăm, Ngụy Nhân ở thứ ba mươi, Chu Đồng ở thứ năm mươi sáu. Trịnh Diễm tặng tiền và lụa cho cả ba người.

Năm ngày sau thi quận, thi quận này ở Kinh triệu không đúng với cái tên của nó lắm, chỉ là một cách gọi theo cấp bậc vậy thôi. Những người từng thi có kinh nghiệm thì không sợ nữa, có điều đề thi quận khó hơn một chút, tiêu chuẩn chấm điểm cũng nghiêm ngặt hơn. Cuối cùng chỉ chọn mười sáu trong số chín mươi người này. Học trò của Sùng đạo đường chiếm bảy vị trí trong bảng, Lý Niệm vẫn là người đứng đầu.

Tôn Thế Kỉ và Ngụy Nhân, một người thứ bảy, người thứ mười lăm, Chu Đồng bị rớt. Trịnh Diễm cũng tặng sách vở cho cả ba người – dù sao nhà nàng cũng mở xưởng in còn gì!

18 thoughts on “[Con Gái Gian Thần] – Chương 229

  1. Ghê nha, k hổ là sùng đạo đường của sơn trưởng trịnh, đùa chứ nghe sơn trưởng cứ như nghe thủ lĩnh sơn tặc ấy :)). Con trai của Lý thần tiên giỏi quá, đứng đầu cơ đấy, mà cũng k biết cha Lý biết tin sẽ thế nào nhỉ, chắc vui 🙂

    Like

  2. Thứ hạng của Tôn Thế Kỉ cũng cao, đứng thứ mười lăm, Ngụy Nhân ở thứ ba mươi, Chu Đồng ở thứ năm mười sáu.
    –> … Chu Đồng ở thứ năm mưoi sáu. (mười thành mưoi)

    Liked by 1 person

  3. Theo như dự đoánc ủa Trịnh Diễm, nàng có hơn hai mươi học sinh tham gia thi, đậu hai mươi người
    –> Theo như dự đoán của Trịnh Diễm

    Liked by 1 person

  4. Sau khi tho xong rồi, niêm phong bài thi, tụi học sinh xin Trịnh Diễm được ở lại chờ kết quả
    –> Sau khi thì xong rồi (tho thành thi)

    Liked by 1 person

  5. Trịnh Tĩnh Nghiệp thời niên thiếu học trong trường tư thục cũng giỏi đó, nhưng bài vở bình thường đến mức Quý Phồn cũng không muốn nận
    –> … Quý Phồn cũng không muốn nhận (nận thêm h)

    Liked by 1 person

  6. Tổng bộ Sùng đạo đường ở kinh thàn cũng đã chuẩn bị ký túc xá xong xuôi, mỗi hôc trò có phòng riêng, vốn được chuẩn bị cho các học sinh ở nơi khác tới nội trú
    –> … kinh thành (thàn thêm h) …, mỗi học trò có phòng riêng (hôc thành học)

    Liked by 1 person

  7. Cho dù thi cáp nào thì cũng cần những người có thân phận đứng ra bảo vệ.
    –> .. thi câp’ nào (cáp thêm ^)

    Liked by 1 person

  8. Vượt qua ba kì thi, có ấm phong thì sẽ được thi lại lầ nữa, tuy các chức quan trong kì thi cũng có giới hạn thôi,
    –> … thi lại lần nữa (lầ thêm n)

    Liked by 1 person

  9. Trong ý thức của nàng, một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một ‘trường nổi tiếng’ là dựa vào tỷ số học sihn có công ăn việc làm.
    –> …. học sinh có công ăn việc làm. (Sihn thành sinh)

    Liked by 1 person

  10. cách đối nhân xử thế của hắn cũng đàng hoàng, nghĩ đến chuyện tuy địa vị cha …
    –> Cách đối nhân xử thế (cách viet hoa)

    Liked by 1 person

  11. Tội nghiệp hiệu trưởng Trịnh Diễm, sợ kết quả ra bị nhiều người khiếu nại, tiêu cực các thứ. Rốt cuộc người ta chẳng ai quan tâm vấn đề này, còn cho là hiển nhiên!

    Liked by 2 people

Nói gì với mình đi (●´∀`●)