[Con Gái Gian Thần] – Chương 183

[Con Gái Gian Thần] – Chương 183

– CON GÁI GIAN THẦN –

Tác giả: Ngã Tưởng Cật Nhục (Tớ muốn ăn thịt)

183. CỜ AI CAO MỘT BẬC

[Nguyên]

MỘT CÁI BÁNH NGỌT TỪ TRÊN TRỜI RƠI XUỐNG, TRÚNG NGAY ĐẦU A NGUYÊN.

Công nhân vệ sinh là một nghề nghiệp rất vĩ đại: ‘Tình nguyện chịu bẩn một mình, để vạn dân được sạch sẽ’. ‘Thanh quân trắc’ và ‘Công nhân vệ sinh’ (Thanh khiết công) đều mang họ Thanh, đương nhiên sẽ có chỗ tương tự.

Những người có kinh nghiệm đều biết, một khi đưa ra khẩu hiệu ‘Thanh quân trắc’, dù có thanh trừ được ‘Quân trắc’ (Thân tín cạnh vua) hay không, thì người ra tay đã không còn đường lui nữa rồi. Hoặc cướp ngôi, hoặc chờ Hoàng đế tỉnh táo lại rồi giết chết. Bất kể là kết cục nào, đều phải đội tiếng xấu đạp chướng ngại cho người khác, trở thành một vết đen trong lịch sử.

Ngự lâm quân, xuất thân của đám vệ sĩ Hoàng đế, khá đặc thù, đa số ông cha của đám người này đều có chữ Quan trên đầu. Không cần biết quan nhỏ hay quan lớn, đều là quan, giá trị định hướng rõ ràng cũng hơn hẳn – đều không ưa Lương Hoành. Cứ nghĩ đi, chỉ cần là quan-hơi-lớn-một-chút, có nhà nào mà không làm chút chuyện trái pháp luật chứ? Nào là ruộng ma hộ ma, lôi ra xóa đi cũng chẳng sao, biết điều chút là được rồi. Nhưng sao có thể lấy hết đồ của nhà người ta được? Dù gì cũng phải chừa lại con đường sống chứ!

Sau khi bị kích động, đều cảm thấy phải Thanh quân trắc một cú cái đã, vì thế, một đám nhân viên bảo vệ cho Hoàng đế ‘Đằng sau~ quay, nắm tay~ nắm, bước đều~ bước’, đến trước bậc thang cung Đại Chính mới phát hiện: Ủa hình như không phải! Bị gài cmnr?! Đi về trước dễ chứ lùi ra sau khó lắm à nha! Hoàng đế đang trợn to mắt mà nhìn đó! Lại xoay người quăng lưng cho Hoàng đế.

Đậu mè! Vô số các vị quan lấy văn minh lịch sử làm mục tiêu thầm chửi tục trong bụng, cmn hết đường lui rồi! Đành mắt bất chấp mà đi tới cùng. May mà có Ngụy vương, Nghiệp Quảng Học ra mặt, quan chức triều đình cũng lục tục chạy tới. Có hiền lành đáng yêu hơn nữa thì được ích lợi gì chứ?! Nhiều người thì chỉ tổ thấy rằng, đám phần tử phản cách mạng quá đông, cần phải xử đẹp hết. Thế có hại đời nhau không chứ, thì ra cả bước chân đầu tiên cũng đã bị tính toán từ trước.

Một không làm, hai không nghỉ, liều mạng! Cả đám người cùng hô lớn: “Xin Thánh nhân giết Lương Hoành để tạ thiên hạ!” Trong lúc đó có tiếng vũ khí giao tranh, thanh thế ngất trời.

Tiêu Lệnh Tiên là kẻ không thể chịu bị ép buộc, gặp phải tình huống này cũng hơi hoảng, nhưng miệng vẫn không chịu đồng ý, cũng không chịu hỏi han, chỉ nói: “Các ngươi lui ra hết đi, dâng tấu lên đây.”

Sau khi lui xuống là mất mạng thật đó? Không thì ít nhất cũng bị lưu đày ba ngàn dặm! Dâng tấu con m* mày! Ông đây chơi mã tấu với mày thì có!

Nghiệp Quảng Học dõng dạc nói: “Thánh nhân thất đức, tin dùng kẻ gian, xa lánh hiền thần, cấu kết tiểu nhân, biến sĩ phu làm nô, gây đại loạn cho thiên hạ. Xin Thánh nhân nhường ngôi cho người tài, càn khôn ngay chỉnh.” Ông ta không nhắc gì về Thanh quân trắc cả, nói thẳng toẹt là mời Tiêu Lệnh Tiên thoái vị.

Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể gánh cái danh ‘phế vua’ được, để Nghiệp Quảng Học tự tìm một cái mành che khác – nhường ngôi.

Tiêu Lệnh Tiên trợn mắt há mồm nhìn Nghiệp Quảng Học, sau đó quay qua Ngũ ca của mình: “Các người muốn tạo phản phải không?”

Nghiệp Quảng Học cao giọng nói: “Chúng thần suy nghĩ cho xã tắc.”

Tiêu Lệnh Tiên cảm thấy cả người không còn là của mình nữa, tai nghe thấy giọng mình nói: “Các người thấy ai là kẻ tài?”

“Đấy không phải chuyện ngài có thể quan tâm.”

“Bảo trẫm thoái vị, các người nằm mơ đi!”

Nghiệp Quảng Học mỉm cười nói với Trương Bình: “Còn không mau mời Thánh nhân vào tĩnh thất để suy nghĩ lại?” Trương Bình run rẩy, nhìn qua nhìn lại, cân nhắc tình hình, nhanh chóng quyết định lập trường của mình, nhỏ giọng nói với Tiêu Lệnh Tiên: “Thánh nhân…” Đưa tay ra, làm tư thế ‘mời’.

Tiêu Lệnh Tiên vung tay cho Trương Bình một cái tát: “Trẫm là Thiên tử, há có thể chịu cảnh các người hùa nhau bức ép…”

Còn chưa nói hết lời thì Ngụy vương đã nháy mắt, trái phải có hai người xông tới, lấy khăn nhét vào miệng, kéo y xuống.

Sau đây là màn đề cử người có đức hạnh tài năng sao?

Sau đó! Nghiệp Quảng Học khom người nói với Ngụy vương: “Chúng thần chờ lệnh!” Đám người còn lại cũng cúi đầu. Ngụy vương đắc ý thỏa mãn lắm, thế nhưng vẫn duy trì vẻ khiêm tốn, yêu cầu: “Đừng ảnh hưởng tới dân chúng, cũng chớ làm loạn hoàng cung.” Sau này anh ta còn ở cung Đại Chính này mà, không thể làm loạn lên được. Đương nhiên, lúc phái người duy trì trật tự cũng hơi có tí rắc rối nho nhỏ, chẳng hạn như hù chết hai đứa trẻ chưa đầy một tuổi gì gì đó, cũng là ý trời khó tránh thôi.

Coi như những người tham dự kì phản đối vũ trang lần này khá có văn hóa và lịch sự. Chẳng qua chỉ là một cuộc đọ sức có văn hóa của xã hội thượng lưu, lấy biểu tình để chứng tỏ bản lĩnh của mình, còn ảnh hưởng với người dân chỉ về mặt tâm lí mà thôi. Trịnh Tĩnh Nghiệp đã có sắp xếp từ trước, Ngô Hi, Vu Nguyên Tề nghe tin, lập tức hành động ngay, ngăn chặn đám côn đồ lưu manh thừa cơ sinh sự. Tuy rằng sau đó, dân chúng kinh thành cũng sợ hãi, thế nhưng trong cuộc sống cũng chẳng có ảnh hưởng gì to lớn.

Phía chịu ảnh hưởng lớn nhất là hậu cung. Từ Thiếu Quân nghe tin, tim đập dữ dội, thay quần áo của cung nữ, bỏ con trai vào một cái hộp cơm lớn, muốn thừa loạn trốn tới nhà mẹ đẻ. Đi tới cửa, thằng bé không chịu cái hộp cơm lớn, òa khóc oa oa, muốn giấu cũng không giấu được, hộp cơm bị mất, bản thân bị giam giữ với tội danh ‘ăn cắp’.

Cố mỹ nhân chưa kịp trốn thì con bị bế đi mất, tuyệt vọng, treo cổ tự sát. Trần tiệp dư, Hạ mỹ nhân cũng treo cổ tự sát. Tôn thị trông con gái, bị giam lỏng trong phòng riêng. Ngoài trừ số đó, Trương Bình phụng mệnh của Ngụy vương, đàn áp hậu cung. Sau khi trải qua hỗn loạn ban đầu, đám cung nữ, hoạn quan cũng dần khôi phục bình tĩnh.

Ngự lâm như vừa trải qua một cuộc diễu hành hoa lệ, ai về chỗ người đó, tâm tình vẫn chưa trở lại bình thường: Ủa, hết rồi à?

Ngụy vương đã bàn bạc xây đài xây bệ thế nào với Nghiệp Quảng Học, xem ngày nào là ngày tốt, chọn một hôm để lên đài nhận ngai. Lại phải nghĩ xem ra ý chỉ thế nào, để trấn an triều đình và người dân.

***

[Nhường ngôi? Thế mà họ cũng nghĩ ra được! Thuấn ép Nghiêu, Vũ bức Thuấn, Thang đuổi Kiệt, Vũ vương phạt Trụ. Bốn vị vương giả ấy, đều chỉ là Thần tử giết vua thôi.] Lúc tin này được đưa đến Hi Sơn thì trời đã chập choạng tối. Trịnh Diễm cũng chẳng ngạc nhiên gì, thế nhưng vẫn chạy đi báo tin cho Từ Oánh như thể cháy nhà đến nơi: “E rằng Thánh nhân gặp lành ít dữ nhiều rồi.”

Từ Oánh cứ hận sao Tiêu Lệnh Tiên không chết quách đi cho xong, thế nhưng nghe tin này vẫn hoảng sợ: “Y sẽ sao đây?! Phải làm thế nào bây giờ?! Ta phải làm sao? Nhị nương sẽ ra sao?” Bám chặt vào tay áo Trịnh Diễm: “Vậy ta sẽ là gì?”

Trịnh Diễm nói: “Cô… bình tĩnh chút đã.”

“Chắc hẳn Tân quân sẽ là Ngụy vương phải không? Anh ta sẽ làm gì với hai mẹ con ta đây?” Ánh mắt Từ Oánh sắc lẹm, “Nhà cô thì chắc chẳng ngại gì, Ngụy vương đã kết thông gia với nhà mẹ đẻ cô rồi mà.”

Trịnh Diễm thành thật đáp: “Nếu Ngụy vương mưu phản, Trịnh thị sẽ không chấp nhận! Cha ta là Cố mệnh chi thần, chồng ta chịu ân huệ của Tiên đế, chúng ta, sẽ không phục tùng Ngụy vương. Chưa chắc tin này là thật đâu, tuy là thật, cũng chưa chắc sẽ là Ngụy vương. Trong kinh gửi tin tới, cha ta đóng cửa không ra ngoài, chắc chắn cho thấy không đồng ý để Ngụy vương đăng cơ. Trước mắt, cô có chịu quay về không? Chị cần cô chịu trở về, Thập thất lang còn con trai, chúng ta sẽ không để dòng dõi đế vương chuyển mạch.”

“Đúng!” Thần sắc giữa hai lông mày của Tứ Oánh có vẻ dứt khoát hẳn. Không thể phủ nhận, nếu Tiêu Lệnh Tiên chết, người thoái mái nhất là cô ta. Thế nên càng vứt bỏ gánh nặng, điều chỉnh để chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ trở về mức bình thường, “Ta phải về kinh!”

“Trời đã tối, chỉ sợ trong kinh đã thiết lệnh giới nghiêm. Ta sẽ liên lạc với trong kinh, cô không được sơ xuất. Nếu cô có sơ xuất gì, Nhị nương biết nương tựa vào ai?”

Từ Oánh quay qua, mặt đối mặt với Trịnh Diễm: “Những gì cô vừa nói có thật không? Các người sẽ không phục tùng Ngụy vương chứ?”

“Tuyệt đối không!”

“Ta có thể tin cô không?”

“Có thể!”

“Được! Vậy bây giờ chúng ta cùng trở về!”

“?”

“Nếu còn kéo dài thì Ngụy vương đã yên vị trên ngai vàng mất rồi! Đến lúc đó danh phận quân thần đã được xác định, chúng ta còn có thể làm được gì?”

“Dẫu bây giờ có chạy về thì cổng thành cũng đóng mất rồi!”

“Chẳng lẽ cứ chờ chết hay sao?”

“Chờ, chưa hẳn là chờ chết. Trên đời luôn có kẻ trung nghĩa. Yên tâm, những gì ta cam kết với cô sẽ không thay đổi đâu. Có đánh cược không?!”

“Cược!”

Từ Oánh và Trịnh Diễm cùng đánh cược, tới bây giờ, vẫn là Trịnh Diễm được lời. Hai người phụ nữ lo lắng chờ đợi ở Hi Sơn, cứ mặc quần áo vậy mà nằm cả đêm. Trời vừa sáng, đầu tiên phải cho người vào kinh liên lạc, vội vàng thay đồ, rửa mặt chải đầu, chẳng còn lòng dạ nào mà ăn sáng nữa, chờ thư trả lời từ trong kinh.

***

Đêm hôm đó, trong kinh cũng rối loạn.

Cái gọi là nhường ngôi, phải có đầy đủ những lễ nghi như Tam từ tam bất doãn (*Ba từ chối ba không cho phép) mới thể hiện cho thấy người nhường là thật lòng, kẻ nhận không bị tự kỉ, vậy mới coi như đủ thể diện. Ấy nhưng chẳng ngờ từ khi lên làm Hoàng đế, tính tình Tiêu Lệnh Tiên bướng hẳn ra, y nhất định không chịu kí tên đồng ý. Mà điều khiến Ngụy vương buồn bực hơn cả là… không thấy Ngọc tỷ đâu cả! Cmn, kể cả khi có chiếu thư thì cũng không thể nào đóng ấn! Thành ra mở cuộc tìm kiếm quy mô lớn khắp hoàng cung, hòng tìm cho ra con dấu, nhưng không có kết quả.

Tình thế không đợi người, đành phải tạm thời ‘thay mặt chấp quyền’, mọi bố cáo an dân đều phải dùng ấn của bản thân Ngụy vương và ấn giám (*) Tể tướng của Nghiệp Quảng Học, Vi Tri Miễn đè lên; xong xuôi những việc này thì phái người liên lạc với nhà Trịnh Tĩnh Nghiệp. Thế nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp chỉ cho người truyền lời lại, nói rằng Ngụy vương không cần ngủ lại cung Đại Chính đâu.

(*) Ấn giám: Dùng để bảo lưu dấu gốc của ấn triện.

Nghiệp Quảng Học còn ngu ngu khờ khờ tán thành: “Đúng thế, tại vì ngày mai sứ giả của Thập Thất lang sẽ đến Ngụy vương phủ tuyên chiếu nhường ngôi tam tuyên mà.” Tuy rằng đã nhốt Tiêu Lệnh Tiên, Ngụy vương vẫn muốn có ‘Tam từ tam bất doãn’, nếu cứ vầy mà ở cung Đại Chính thì sẽ thành trò cười trong ‘Tam từ’ mất, thế nên Ngụy vương lại dọn đồ về nhà. Về đến nhà, cả nhà đang vừa căng thẳng hồi hộp vừa hưng phấn, Nghiệp thị đã ngăn chặn mọi lời chúc mừng từ bốn phía, ý bảo chờ vào cung Đại Chính rồi hẵng ăn mừng chính thức sau.

Tình hình trước mắt có thể xem như đại cục đã định, dù không có Ngọc tỷ thì chẳng qua chỉ là chút khó chịu trong lòng, sau này cho khắc con dấu khác thì cũng không phải chuyện phiền phức gì. Ấy nhưng không ngờ chuyện gây phiền muộn còn ở sau, đêm đó, Tiêu Lệnh Tiên hất ngọn đèn dầu trong tù, đốt cháy hơn nửa thiền điện, chờ khi đã dập lửa xong thì y đã đi gặp Tiên đế mất rồi. Không có người nhường ngôi không có người thoái vị, có diễn cũng không diễn được.

Trong thời đại không có đèn đường, không có biển hiệu đèn neon thì khi một căn phòng – không được coi là nhỏ – bị châm lửa, xem chừng đủ để nửa kinh thành nhận ra, giật mình kiểm tra thì lại kinh động đến Tề vương.

— Hình như mọi người đã quên mất rồi, Tiêu Lệnh Tiên luôn đối xử tử tế với các anh em đã đưa các anh em còn sống trên đời về kinh, lão Nhị vạn năm Tề vương đã trở lại! Vẫn không hề có đại náo, cũng do chuyện bị Tiên đế đày đến biên cương ngày xưa, vẫn còn đang vùi đầu thu dọn kìa. Chuyện náo động ban ngày đã lọt vào tai Tề vương, thế là tính toán rồi phi ngựa về thật nhanh – Anh ta nghe nói Ngụy vương bức vua thoái vị, bèn có ý đồ ‘bọ ngựa bắt ve, chim sẻ rình sau’. Ngụy vương bức vua thoái vị, chờ Ngụy vương giết Tiêu Lệnh Tiên rồi, anh ra sẽ quay về để ‘Bênh vực chính nghĩa’.

Thời gian ban ngày cũng đủ cho anh ta biết được mọi tình hình qua các con đường ‘kênh mương rạch rá’; và cũng đủ để Tề vương, với sự giúp đỡ của các nhân sĩ dưới trướng, lập ra một kế hoạch hơi nóng đầu. Có người ăn ở không có hậu, ghé vào tai Tề vương nói: “Ngụy vương dĩ hạ khắc thượng, đoạt ngai một cách bất chính. Với tâm tư này, nhất định sẽ sát phạt tứ phương không kiêng dè để bịt miệng số đông. Ngài là con trưởng của Tiên đế, e vì đố kị, sẽ không thể bảo toàn tính mạng.”

Dù sao cũng đã có ý định ‘Bênh vực chính nghĩa’, quyết tâm bóp chết Ngụy vương của Tề vương càng mãnh liệt hơn bao giờ giờ hết. Nhận được thư trấn an của Ngụy vương, anh ta cũng thầm lật mặt, lén lút bố trí nhanh hơn. Ăn trộm nhát gan, vừa nghe hàng xóm có động tĩnh, Tề vương đã giật thột – Đậu mè, có phải mày muốn động thủ với anh mày lúc nửa đêm? Anh mày không dễ chọc đâu à, muốn cắn anh hả? Để anh đấm rớt mấy cái răng của chú rồi ta nói chuyện với nhau sau nhé!

Anh ta đã có chuẩn bị, các binh sĩ đều đang chờ để ‘Ứng cứu Thánh nhân, ngay chỉnh Càn khôn’. Dưới sự thả lỏng cố tình của Trịnh Tĩnh Nghiệp, Tề vương liên hợp với đám hộ vệ mặc giáp của Tần vương, Triệu vương, cộng thêm đám tôi tớ, khoảng chừng ngàn người, xông thẳng tới phủ Ngụy vương, bao vây cửa đốt lửa.

Tuổi tác của các anh em không chênh lệch nhiều, đều ở trong khu hạng sang, dù có bảo vệ nhưng chẳng thể nào chống chọi nổi trước sự tấn công đồng loạt của ba người, chuyện này hơi không cân sức. Đương nhiên Trịnh Tĩnh Nghiệp rất hiểu cái trò đổ vấy đánh bất ngờ, đã sớm hạ lệnh bảo vệ ‘chư vương’ từ lâu, còn phương pháp bảo vệ cụ thể thế nào, cứ nhìn Tề vương thì biết. Trời tối mịt, dù rằng đốt lửa to, thế nhưng vẫn không nhìn rõ ai với ai, đánh nhau loạn xạ. Đến khi Kỳ vương, Tấn vương thấy tình hình không đúng, muốn tới cứu anh mình, thế là cũng tham chiến.

Trận náo loạn này được khống chế chỉ xảy ra ở ngay bên trong phường mà chư vương sinh sống thôi, đánh rất náo nhiệt, nô tì các phủ chạy ra ngoài đều bị loạn đao chém chết, mà không ra lại bị chết cháy. Một khu phố lộng lẫy phồn hoa nhất kinh thành, nay trở thành một chốn đẫm máu.

Sáng ngày hôm sau, những người đã đánh đấm cả một đêm, ai chết rồi thì đương nhiên không nhúc nhích, chưa chết thì cũng mệt mỏi kiệt sức. Lúc này, Vu Nguyên Tề dẫn người tới để dọn dẹp chiến trường, có mấy người thôi à, dễ lắm. Ngụy vương đã bị đám anh em trai giết chết, trong biến loạn, Nghiệp Quảng Học điều binh phản công phủ Tề vương, đánh một trận, chẳng biết tung tích Tề vương đâu nữa. Gió đêm thổi to, chẳng những thiêu trụi nhà Ngụy vương mà nhà hàng xóm sát vách của anh ta cũng bị đốt sạch.

Lúc này, Trịnh Tĩnh Nghiệp mới ‘Ngồi xe mà đến, chống gậy xuống xe’, tới trước cung Đại Chính, phát hiện Tiêu Lệnh Tiên đã chết, khóc rống một hồi, sau đó cho người tìm kiếm trong cung, phát hiện hai con trai của Tiêu Lệnh Tiên đều chết cả. Ông lệnh cho Quách Tĩnh gọi bộ đội sở thuộc của Ngự Lâm tới để duy trì trật tự trong cung, lại lệnh Kim Triệu, Kim Ngô duy trì trật tự trong kinh, sai người mời Kỷ quốc công, Nghiệp Quảng Học, Vi Tri Miễn, Vệ vương đến để bàn bạc về kế sách lâu dài.

Tay Trịnh Tĩnh Nghiệp không rời gậy chống, nước mắt chảy dài, thoạt trông rất tiều tụy: “Đây là bất hạnh của đất nước, nên sớm chỉnh càn khôn. Nay Ngụy vương đã qua đời…” Đưa mắt nhìn Nghiệp Quảng Học.

Nghiệp Quảng Học hận đến nghiến răng. Chuyện tưởng sắp thành, vậy mà bại, ông ta rủa xả mười tám đời tổ tông của tên khốn khiếp Tề vương: “Phải thu dọn tàn cục thôi.” Đậu mè, chú mày đứng hàng thứ hai mà đầu óc cũng thuộc hàng ăn hại thật sao (*)? Nhìn đi nhìn đi, để xem lần này có nhìn thấy cái gì hay ho nữa không nhá?

(*) Trong nguyên gốc tác giả có chơi chữ.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói: “May mà Nương tử đang ở Hi Sơn.”

Kỷ quốc công thở phào nhẹ nhõm, mỉm cười khoái trá: “Thánh nhân đã băng hà, cứ nên mời Nương tử trở về để chủ trì đại cục đi đã.”

Trong một đêm mà Vệ vương mất ngần ấy thằng cháu, đang rất đau lòng, chịu đựng bi thương mà hùa theo: “Phải thế.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp lại ho khan sù sụ một trận, lâu đến mức Nghiệp Quảng Học không thể chịu nổi nữa, đi tới vỗ vỗ vào lưng, thế mới đỏ mặt vì bị sặc, hỏi tiếp: “Lương Hoành đâu rồi?”

Đúng vậy, các người đòi Thanh quân trắc để giết Lương Hoành. Cmn Lương Hoành đâu rồi?

Vì thế, cả thành lùng bắt Lương Hoành, nhanh chóng bắt được – vì kinh thành có loạn, cổng thành bị kiểm soát rất nghiêm, chỉ được vào, không cho ra.

Sau đó, Tông Chính khanh thành Chánh sứ, Trì Tu Chi làm Phó sứ, cung nghênh Từ Oánh hồi kinh.

***

Trong lòng Từ Oánh không yên tâm, sau khi cùng Trịnh Diễm nghe Tông Chính khanh tường thuật một cách rất nghiêm túc: “Ngụy vương mưu nghịch, chư vương loạn chiến, những kẻ cầm đầu đều đã đền tội. Trịnh tướng công lệnh chúng ta đến đây để kinh mời Hoàng hậu về kinh, chủ trì đại cục.” Cả hai người nghe xong đều ngây người.

Trịnh Diễm thay mặt hỏi chuyện: “Thánh nhân đâu rồi?”

Lúc này Tông Chính mới cao giọng khóc to: “Thánh nhân tuẫn quốc rồi!”

Từ Oánh nghe thế thì cả người bủn rủn, cung nữ chạy tới đỡ, Trịnh Diễm lại tiếp: “Nay tình hình trong kinh thế nào rồi?”

Tông Chính đáp: “Ngụy vương mưu nghịch, Tề vương muốn tranh thủ cháy nhà để hôi của, dẫn đến hỗn chiến giữa các chư vương, cũng đã đền tội. Trịnh tướng công cùng Vệ vương, Vi tướng công, Lý tương công đang chịu trách nhiệm quản lý.”

Từ Oánh và Trịnh Diễm cùng ôm con trở về, đi thẳng vào cung Đại Chính, khi vào đến cung thì đã hơn nửa ngày. Nhìn ra ngoài qua cửa xe, thấy toàn là đồ tang, trông cũng khá trật tự. Hai người vào cung Đại Chính, vội vàng lùa mấy miếng cơm, sau đó đám người Trịnh Tĩnh Nghiệp mới đi tới xin gặp, bàn bạc.

Lúc này chẳng kịp chuẩn bị nghĩ ngợi nhiều thế, cũng không có rèm che, cứ thế mà nói chuyện. Từ Oánh xác nhận tình hình của Tiêu Lệnh Tiên với Trịnh Tĩnh Nghiệp một lần nữa: “Rốt cuộc Thánh nhân thế nào rồi?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp rơi lệ thưa: “Thánh nhân về trời rồi.” Tay chống gậy run rẩy muốn ngã, Trì Tu Chi vội vàng đỡ cha vợ.

Từ Oánh nức nở một tiếng, cả phòng đều rơi nước mắt theo, Trịnh Diễm chấm nước mắt nói: “Nương tử nên nén bi thương. Nay Thánh nhân đã về trời, trong ngoài rất kinh hãi, mọi việc xin trông cậy vào Nương tử.”

Từ Oánh hoang mang lo lắng lắm. Tiêu Lệnh Tiên đã chết, gông xiềng của cô ta mất rồi, thế nhưng đối mặt với một cục diện phức tạp thế này, cô hoàn toàn không biết phải xử lý thế nào. Đưa mắt nhìn quanh, tìm thấy Kỷ quốc công: “Vậy làm thế nào cho phải đây?”

Kỷ quốc công đang vui khi thấy con mình được làm Hoàng thái hậu, thế nhưng ông ta cũng chẳng biết giải quyết thế cục hiện nay ra sao, Kỷ quốc công ho khan: “Còn phải nhờ mọi người cùng bàn bạc để đưa ra ý kiến.”

Từ Oánh giậm chận: “Đến lúc này rồi còn kéo dài lằng nhằng gì nữa? Trịnh tướng là Cố mệnh lão thần, lại là Thủ tướng. Ông nói đi, trước mắt nên làm gì bây giờ?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp đáp: “Đương nhiên phải ổn định thế cục trước, sau đó tạo con đường mới. Trong kinh không loạn, thừa dịp chưa có lời đồn phát tán ra ngoài, phải nhanh chóng định Càn khôn.”

“Vậy định thế nào đây?”

“Việc này— lo ma chay cho Thánh nhân, sau đó là vỗ về dân chúng. Còn nữa, cũng phải có cách giải thích trong việc của chư vương. Ngoài ra, quan trọng nhất là… Tam lang Tứ lang đều qua đời trong cơn loạn lạc, Thánh nhân đã mất con ruột, Nương tử hãy chọn hậu tự đi vậy.”

“Ma chay của Thánh nhân đều đã có quy định riêng, nhưng phía chư vương ta lại không biết phải giải thích thế nào? Bức tử Thánh nhân mà còn có cách giải thích nào nữa?!”

Ngụy vương đã chết, Từ Oánh trở về, không phải Ngụy vương mưu nghịch thì là gì? Cha vợ của anh ta, Nghiệp Quảng Học, cùng Ngụy vương nhảy đông đổng cả một ngày trời, tất cả mọi người trong kinh thành đều đã biết, kì này Nghiệp Quảng Học khó mà chối tội. Thế gia trở mặt rất nhanh, Cố thị, Thẩm thị, Lý thị, Sở thị, Lâm thị đều đứng về phía Trịnh Tĩnh Nghiệp thể hiện ý muốn ‘Chỉnh Càn khôn’. Mọi người cùng nhau bàn bạc tìm cách, chuyện xấu do Tề vương gây ra, không thể đồ lên đầu Trịnh Tĩnh Nghiệp được, ông bệnh hơn tháng nay, bây giờ vẫn còn bệnh quá trời nè, đang ‘cố gắng cầm cự’ lắm đó.

Bây giờ có Kỷ quốc công ở đây, nhà bọn họ cũng không dễ gì chọc vào, đằng sau có một bang gồm gia đình huân quý, muốn Từ Oánh cút xéo là chuyện hoàn toàn không thể. Vậy chỉ có thể coi đây là khúc dạo đầu, khắc phục hậu quả vậy.

Đúng ngay lúc này, Nghiệp Quảng Học lại ‘đột tử’ trong nhà, khiến mọi việc trở nên dễ giải quyết hẳn.

Vì thế, đám Ngụy vương, Tề vương đều bị định tội mưu nghịch, Nghiệp Quảng Học là tòng phạm, vì người đã chết nên chỉ bỏ lễ truy vinh sau khi chết mà thôi, Nghiệp thị thất bại hoàn toàn. Thời gian Tiêu Lệnh Tiên tại vị quá ngắn, không kịp xây lăng mộ, Trịnh Tĩnh Nghiệp lại phải đảm nhận chức Sơn lăng sứ lần hai, cùng lo việc tang ma với Kỷ quốc công. Ngọc tỷ biến mất hai ngày một cách huyền bí lại xuất hiện bằng một cách huyền bí. Trên triều không có một Hoàng đế như Tiêu Lệnh Tiên, việc vận chuyển dễ dàng hơn so với khi còn có y nhiều.

Từ Oánh đang rất sốt ruột. Cô ta không có con, con ruột không con nuôi cũng không, bây giờ cần một đứa con thừa tự. Nhưng chọn ai làm con thừa tự đây? Đó không phải là chuyện mà cô có thể làm chủ. Càng kéo dài càng phiền phức, tranh thủ lúc này cô còn có thể mở miệng lên tiếng, chi bằng sớm ngày thảo luận và quyết định cho xong.

“Các người nói nhiều như vậy, trong hậu sự của Thánh nhân, việc gấp rút nhất bây giờ là hậu duệ. Hiện giờ, mấy đứa nhỏ đều đã bị nghịch tặc hại mất. Nay quốc tang mà không hiếu tử, biết phải làm thế nào đây?” Không có người làm lễ ‘suất bồn’, đám tang này sẽ không thực hiện được mất.

Trịnh Tĩnh Nghiệp đã chuẩn bị từ trước, nhưng vẫn hỏi qua Vệ vương: “Điện hạ nghĩ thế nào?”

Vệ vương lau nước mắt: “Chọn từ các Hoàng chất,” lại hỏi Trịnh Tĩnh Nghiệp, “Hôm qua đã loạn như vậy, bây giờ còn còn bao nhiêu người?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp đáp: “Sáu nhà gồm Thập lang, Thập Ngũ lang, Thập Bát lang, Nhị Thập Nhất lang, Nhị Thập Tam lang, Nhị Thập Tứ lang không hề tham gia, vẫn rất an toàn. Tề vương chỉ còn Lục lang nhà mình, Yến vương đã đền tội, Ngụy vương làm bậy không thể không chết, Tấn vương, Kỳ vương cùng gây loạn cũng không thể chấp nhận được.” 

Vệ vương suy nghĩ nói: “Thập lang khiến Tiên đế không thích. Nhị Thập Tam lang, Nhị Thập Tứ lang chưa có con, không ổn. Vẫn là nên chọn một trong số các con của ba nhà Thập Ngũ lang, Thập Bát lang, Nhị Thập Nhất lang thôi.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp hỏi Từ Oánh: “Không biết ý Nương tử thế nào?” Từ Oánh đưa mắt nhìn Kỷ quốc công, Kỷ quốc công khẽ gật đầu một cái.

Từ Oánh nói: “Được.”

Kỷ quốc công lại bảo: “Chuyện này nên quyết nhanh chớ đừng chậm trễ, sớm chọn Tân quân, sớm kế thừa đất nước, sớm an lòng dân.”

Vì thế, vội vàng gọi mấy đứa nhỏ của ba nhà kia tới xem, Trịnh Diễm hỏi: “Không biết tình hình bách quan thế nào? Chi bằng tranh thủ các tiểu lang quân chưa đến đây, trấn an các bách quan tôn thất một chút, dù sao cũng có nhiều Thân vương qua đời thế mà.” Nói xong, lại đưa mắt nhìn Từ Oánh. Từ Oánh biết nàng có điều muốn nói, lại lo bị lừa dối, tiện thể bảo: “Nhờ các vị Tướng công và chú (*) trấn an ngoại thần vậy.”

(*) Chú này là gọi Vệ vương.

Trịnh Tĩnh Nghiệp đứng dậy đưa các Thừa tướng ra ngoài, Trì Tu Chi yên tâm cùng đi theo, Vệ vương mang theo Tông Chính, Kỷ quốc công được giữ lại.

Từ Oánh nói: “Kỷ quốc công không phải người ngoài. A Diễm có gì muốn nói thì cứ nói thẳng đi, là chuyện con thừa tự?”

Trịnh Diễm bảo: “Đương nhiên Kỷ quốc công không phải người ngoài, chuyện muốn nói với Nương tử, hẳn là Kỷ quốc công cũng có thể biết. Nương tử, đây không chỉ là chọn con thừa tự cho Thánh nhân mà là cô chọn con cho mình, nhất định phải là một đứa được nuôi dạy ngoan ngoãn, ít nhất trong mười năm tới sẽ không làm loạn đòi truy tôn cha mẹ ruột của nó…”

Kỷ quốc công tỏ ra kinh hãi: “Đúng vậy!”

Từ Oánh hít một ngụm khí lạnh: “Đúng!”

Nhưng về vấn đề này, dạng người gì thì sau này sẽ không đòi tôn vinh cha mẹ đây? Kỷ quốc công suy nghĩ, phát hiện con cái đời này của Tiêu gia nhiều quá, sắp không nhớ rõ ai với ai, đành nói: “Lớn quá thì không được, đã bị người ta nuôi quen rồi!”

Trịnh Diễm nói: “Cũng không thể quá nhỏ, con nít nhỏ quá khó nuôi.”

Bọn họ mỗi người nói một câu, Từ Oánh gật đầu liên tục. Thế rồi Trịnh Diễm dẫn dắt tới chỗ A Nguyên: “Không thể quá mười hai tuổi, tốt nhất cũng không nên nhỏ hơn năm.”

“Đừng sợ mẹ đẻ thấp kém, e là nếu xuất thân mẹ đẻ quá hiển hách thì sẽ khó đàn áp.”

Cũng không cần nói thêm mấy điều như ‘Có quan hệ với cha mẹ không được tốt lắm’, tin rằng bản thân Từ Oánh cũng tự nghĩ ra được. Cuối cùng, Trịnh Diễm lại chốt: “Nương tử chọn con, nếu có kẻ phản đối, Nương tử đừng ngại nhờ Vệ vương ra mặt dàn xếp thay, kể cho Vệ vương những chuyện khiến cô khó xử, bảo rằng cô chỉ có thể trông vào đứa con trai độc nhất này, phải để nó thân thiết với cô. Ít nhất, không thể nuôi con cho người khác.”

Kỷ quốc công gật đầu thật mạnh, nghĩ bụng, Hàn quốc phu nhân thật là tốt bụng. “Chi bằng cứ ngỏ lời với Vệ vương trước đã!”

Từ Oánh siết chặt nắm tay: “Vâng!”

Ngay lập tức, Từ Oánh gọi Vệ vương vào trước, khóc lóc kể lể cho Vệ vương những lo lắng của cô, Vệ vương suy nghĩ một lát: “Cháu nghĩ rất đúng. Nếu cháu đã chọn được một đứa nào ngoan ngoãn thì đương nhiên ta sẽ nói giúp cho.”

Không lâu sau, tiểu lang quân của ba nhà được đưa tới cung Đại Chính, đừng ngay ngắn từng hàng, Trịnh Diễm nhìn qua, vậy mà lại không có A Nguyên ư! Liền quay qua Tông Chính: “Tông Chính xem xem có đủ chưa? Nếu đủ rồi, xin mời gọi tên.”

Vì nàng là Nữ thị trung, thay mặt Hoàng hậu để lên tiếng thì cũng phải phép thôi, Vệ vương cũng nói với Tông Chính: “Vậy bắt đầu đi.”

Tông Chính cầm sổ hộ khẩu, đọc tên từng người từng người. Vì A Nguyên đã được nhập hộ khẩu, đến khi đọc tới nhà Thập Bát lang, mở đầu từ ‘Thứ vương Quận vương’ (*), Từ Oánh không khỏi thấy kì quái: “Trưởng tử của Thập Bát lang đâu?” Đột nhiên nhớ ra, Thứ trưởng tử là A Nguyên! Đứa bé này, đúng là ra đời vì Từ Oánh.

(*) Thứ này là con trai thứ (hai).

Vội vàng ra lệnh gọi A Nguyên tới, vừa thấy đứa trẻ có bộ dạng đoan chính, cấp bậc lễ nghĩa chu toàn, Từ Oánh liền ôm thằng bé không buông: “Chọn nó!”

Trịnh Tĩnh Nghiệp vốn có chủ ý này, đương nhiên Lý Ấu Gia cũng phụ họa theo, Vệ vương đã đồng ý nhờ vả của Từ Oánh từ trước, Vi Tri Miễn vẫn tiếp tục làm bình phong. Một cái bánh ngọt từ trên trời rơi xuống, trúng ngay đầu A Nguyên.

***

[Lời tác giả]: Số bạn nhỏ A Nguyên quá may. Trịnh lão tiên sinh quá phúc hắc.

[Nguyên]: Nghĩ rằng sẽ có nhiều bạn cảm thấy không hài lòng/ không phục/ không thỏa mãn/ không hiểu lắm về cái kết của Tiêu Lệnh Tiên, mình xin chen đoạn tác giả bàn luận/ giải thích cho chương này.

Một, với những bạn cảm thấy Tiêu Lệnh Tiên, Từ Tứ, Lương Hoành ‘đổ’ quá nhanh, không chịu tội gì, cũng chẳng nhận ra sai lầm của mình mà sám hối gì gì đó, thì xin thưa, đây không phải truyện trạch đấu cung đấu ngược tra nam. Đây là ‘Tích tụ lực lượng, nhắm trúng nhược điểm, một cú chí mạng’. Kinh nghiệm của vô số tiểu thuyết, phim truyền hình, điện ảnh đã nói cho chúng ta biết, nguyên nhân nhân vật phản diện ngủm củ tỏi, bài học quan trọng nhất nằm ở: Lúc đang chiếm thế thượng phong thì nói nhảm quá nhiều. Tranh đấu chính trị lấy thắng bại làm mục đích, không phải xoa dịu lòng người.

Hai, với những bạn cảm thấy tiến độ quá nhanh, giao phó quá đơn giản; nếu mà kéo dài thì thành tám năm kháng chiến, quân phiệt cắt cứ, Nam Bắc giằng co. Hơn nữa, dù là Trịnh đảng hay thế gia, bọn họ đã chuẩn bị lâu như vậy cũng chính vì một cú giáng sét này, sao có thể để địch phản công? Nếu đánh tay đôi cò cưa, tuy tập đoàn Tiêu Lệnh Tiên chỉ có một cái bùa hộ mệnh ‘Đại nghĩa’, dù thực lực bản thân chả ra sao thì cũng chưa chắc bị mất mạng chỉ trong một cú. Chỉ có thể nói bọn họ không chuẩn bị đủ, thủ đoạn quá kém cỏi.

Ba, về Trịnh đảng và thế gia. Hai phái này chẳng phải người tốt, muốn làm chính trị thì khó mà có người tốt. Dù ý định ban đầu không xấu, nhưng trong hoàn cảnh muốn đạt được, làm được một chuyện gì đó, nhất định sẽ phải thỏa hiệp. Và đương nhiên, bản thân hai phái này cũng chẳng sạch sẽ gì.

Việc phản đối Tiêu Lệnh Tiên không có nghĩa là bán nước. Trên thực tế, Tiêu Lệnh Tiên không được xem là thay mặt chính nghĩa. Đây chỉ là đấu tranh chính trị, tranh giành quyền lợi mà thôi. Quân sự nối tiếp chính trị chứ không phải tương phản. Từ đầu truyện đến giờ, nói tới bán nước thì chỉ có Trưởng công chúa Vinh An và Yến vương thôi, còn những người khác thì phải chờ xem biểu hiện của họ sau này thế nào.

22 thoughts on “[Con Gái Gian Thần] – Chương 183

  1. Đọc thì cảm giác tác giả viết nhanh nhưng thực ra thì tác giả viết rất chậm á N. Từ những ngày đầu TLT lên ngôi nó đã xảy ra những tồn tại rồi, cái tồn tại đó cứ lớn dần từng ngày từng ngày, đến khi tức nước thì vỡ bờ. Và như tgia giải thích ák, đa phần các nv phản diện đều tèo vì “nói quá nhiều” nên giải quyết như vậy là quá hợp lý xuất sắc luôn :3 quá trình chuẩn bị mới dài chứ thành sự chỉ là trong giây lát thôi. Nếu k thành là thất bại luôn vì nếu để đối phương có cơ hội xoay đầu là tiêu ngay.

    Liked by 1 person

  2. Trịnh tướng công quá cao tay, tui k có lời lẽ nào để diễn tả cái sự tài giỏi phi thường, phi thường tài giỏi của Trịnh tướng nữa rồi. Woa…

    Liked by 1 person

  3. Vẫn thấy tiếc cho cái chết của TLT. Không phải vì hắn chết mà là đến chết vẫn không hiểu tại sao, chết quá nhanh. Nếu làm thành phim thì mình muốn làm kỹ hơn cái chết của TLT.
    Ông Nghiệp Quảng Học chắc bị thủ tiêu rồi, thấy chữ đột tử đặt trong ngoặc kép.
    Không biết có nói đến Từ Thiếu Quân nữa không. Mong là có.
    Ba cha con nhà Trịnh đúng là có cái mặt lừa người. Toàn tính kế người ta mà vẫn được cảm kích. Mỗi lần bạn Diễm được người ta khen là người tốt mà mình lại phì cười 😂😂😂

    Like

  4. Vậy là mong muốn cuối đời của Tiêu lão hoàng đế vẫn không thành. Những đứa con của ông vẫn chém giết lẫn nhau. Mình thấy buồn cho Tiêu Lệnh Tiên, hắn không phải người xấu, hắn chỉ bất đắc dĩ bị đặt sai chỗ, con cái đều chết hết. Mình đã nghĩ tác giả nên cho hắn trước khi chết ngẫm ra mình sai chỗ nào rồi cho chết cũng được. Trên bàn cờ này, Trịnh Tĩnh Nghiệp là người duy nhất biết cách chơi và chơi hiệu quả…

    Liked by 1 person

  5. Bác Trịnh đúng là người cười đến cuối cùng, làm gì có ai đấu lại với bác đây. Nếu ông bác Tưởng Tiến Hiền còn sống chắc sẽ nhận ra ít nhiều và lại chửi thầm bác Trịnh trong lòng thôi.

    Like

  6. Sau bao nhiêu việc, tay bác Trịnh vẫn rất sạch sẽ nha, bái phục, bái phục =))) Phải dàn nhân vật nam t thích bác Trịnh nhất luôn.
    Mà chương này giống như một trận cuồng phong kéo qua vậy, nháy mắt một cái, chết kha khá.

    Like

  7. Cái vụ ko thấy ngọc tỷ đâu thật là vi diệu, bái phục trình độ ủ mưu sâu dày của Trịnh tướng.

    Like

  8. Bán nc là liên kết ngoại xâm tấn công dân tộc mình còn ở đây chỉ là lật đổ lãnh đạo kém đưa người khác lên. Dòng họ k đổi. Có chăng ván bài chỉ là đổi “con rối” mới

    Liked by 2 people

    1. (Y) đọc truyện này mới thấy làm vua đâu chỉ mang quyền lực tối cao muốn gì được nấy mà thật ra chỉ là người điều khiển đằng chuôi giữ vững cán cân giữa các bên đảng phái thôi

      Like

  9. Tất cả mọi chuyện đều nằm trong tính toán của Trịnh đảng cả rồi, cả nhà liên kết chơi môn thể thao mạo hiểm trong ngoài phối hợp thế thì làm sao mà sai được. Cha Trịnh thật cao tay, đào hố cho từng kẻ ngu ngơ nhảy xuống mà vẫn cho ông là người tốt :)). Đúng là cả nhà này có khuôn mặt dễ lừa người, lại còn giỏi diễn, toàn ảnh đế ảnh hậu cả, những kẻ bị sập hố chết k oan, thậm chí đến chết vẫn k oán được Trịnh Tĩnh Nghiệp, ai bảo ông bệnh nặng cả tháng nay rồi cơ, hơi sức đâu mà giúp các chú :))

    Liked by 2 people

  10. Lão cha đã tính toán cái vụ ngọc tỷ từ đời nào rồi, giờ mới có tác dụng. Cuối cùng thằng tiêu cũng chết, bớt mấy đứa não tàn đọc đỡ ức chế vãi

    Liked by 1 person

  11. Trịnh Tĩnh Nghiệp quá ngầu rồi, suy tính chuyện con dấu từ đời n nào luôn rồi. Hai từ thôi: “quá đỉnh” 💪💪 bạn Trịnh Diễm có người cha tài giỏi ghê. Rõ ràng thao túng mọi thứ mà chẳng dính chút tiếng nhơ nào kkk

    Liked by 1 person

  12. Cmn, kể cả khi có chiếu thư thì cũng thể nào đóng ấn!===> KHÔNG thể nào đóng ấn

    “Việc này— lo MAY chay cho Thánh nhân,===> MA chay

    Liked by 1 person

  13. Bac Trinh dung la gian than hang that gia that luon, tay khong bao gio dinh mau nha ! A Tien van so qua ! Len san chang duoc bao lau, haizz ! Thanks em nhieu!

    Like

  14. Binh biến chỉ 1 đêm, cứ thế mà chết hết. Đúng là nhanh gọn lẹ quá, người đọc như mình cũng ngỡ ngàng. Bác Trịnh liệu có phải đã lường trước chuyện Tề Vương thế nào cũng manh động không nhỉ.?
    Mượn đao giết người, quá hiểm, lại vẫn giữ được hình tượng.

    Liked by 1 person

    1. Nhớ lại đi, từ hồi chương một đến giờ, bác Trịnh muốn giết ai diệt ai nào tự đích thân ra tay bao giờ 😥

      Liked by 2 people

  15. Đậu mè! Vô số các bị quan lấy văn minh lịch sử làm mục tiêu thầm chửi tục trong bụng, cmn hết đường lui rồi! >>>>> các vị quan
    Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể gánh chái dnh ‘phế vua’ được, để Nghiệp Quảng Học tự tìm một cái mành che khác – nhường ngôi.>>>>> cái danh
    Thế nên Càng vứt bỏ gánh nặng, điều chỉnh để chỉ số thông minh IQ và chỉ số cảm xúc EQ trở về mức bình thường, “Ta phải về kinh!”>>>>> thế nên càng vứt bỏ
    “Thập lang khiến Tiên đế không thích. Nhị Thập Tam lang, Nhị Thập Tứ lang chưa có con, không ổn. Vẫn là nên chọn một trong số các con của ba nhà Thập Ngũ lang, Thập Bát lang, Nhị Thập Thất lang thôi.”>>>>> em nhớ lão tiên đế chỉ có đứa nhỏ nhất là nhị thập tứ lang thôi, chỗ nhị thập thất (27???)
    TRịnh hồ ly đúng là trịnh hồ ly, suy tính đến là đáng sợ, các vương thua không phải vì đồng đội như heo mà vì đối thủ như thần :3
    iu chị quá đi mất, sáng nay em vào nhà chỉ dự định đọc lại mấy chương cũ không ngờ có chương mới!!! thiệt là hạnh phúc mà!!!

    Like

    1. tự dưng bị lạc com nên giờ mới thấy, huhu. Cảm ơn em nhiều nha (づ ̄ ³ ̄)づ Mà em nhớ tốt ghê :))) Đúng là phải nhị thập Nhất lang á <3, ss còn sợ lâu rồi mọi người không nhớ nổi chứ ❤

      Liked by 1 person

Nói gì với mình đi (●´∀`●)